V là Vulnerable
Được chuyển thể từ một bộ truyện nổi tiếng cùng tên, V for Vendetta đã khiến cho cả một thế hệ phải hình dung về V như một nhân vật chính xuất hiện trong bộ phim hành động kịch tính của Hollywood. Thời thế đã thay đổi, V giờ đây lại là Vulnerable – Sự mong manh.
Đó cũng là điều mà Seth Godin – tác giả cuốn V for Vulnerable đã đề cập vào 10 năm về trước:
“Vulnerable is the only way we can feel when we truly share the art we’ve made.”
“Mong manh là con đường tiên quyết để dẫn ta đến rung cảm mỗi khi chia sẻ về nét nghệ thuật trong những tuyệt tác.” (tạm dịch)
Dĩ nhiên, bên cạnh việc thưởng thức một tuyệt tác, còn có nhiều điều khác khiến bạn dễ trở nên mong manh. Chẳng phải là một nhà văn đại tài, tôi thường hay nôm na rằng: Biết bao con người tinh anh đã từng thực hiện các cuộc nghiên cứu về cơ chế của “lòng vị tha” hay “chủ nghĩa tập thể”. Để rồi, họ nhận thấy một sợi dây liên kết giữa chúng với những điều kiện sống còn của nhân loại. Từ những cuộc tranh chấp với các loài động vật lớn, đến việc chống chọi với biến đổi khí hậu. Thậm chí bao gồm cả việc bạn có thể đọc hiểu được những dòng chữ này, bạn chắn hẳn đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Hãy thừa nhận bản thân mình mong manh
Trải qua những kinh nghiệm xương máu, chúng ta có thể thấy rằng sự tương hỗ không phải lúc nào cũng đi theo chiều hướng ta tưởng. Khoan nói đến sự giúp đỡ xuất phát từ những mục tiêu bất chính, kể cả khi bạn là một người thiện chí, giúp đỡ người khác sai cách có thể phá đổ toàn bộ nỗ lực của chính bạn. Tôi khá là chắc rằng, ta đã từng đâu đó nhìn thấy những thiện chí hão huyền kiểu này trong những cuộc tranh thảo thuộc địa ở quá khứ.
Chúng ta mong cầu sự tương hỗ có ý nghĩa đích thực, cái được nảy sinh từ chính lời khẩn khoản của người cần trợ giúp. Sự khẩn khoản phải vừa là sự thổ lộ về những điều mong manh bên trong họ, vừa là sự hy vọng, tin tưởng. Hãy dành ra 13 phút kiểm chứng từ lời chia sẻ của Amanda Palmer:
Vì ta cần một không gian an toàn hơn
Twitter chính là xúc tác cho những chia sẻ ấy của Amanda. Nhưng liệu Twitter có phải nơi tốt nhất mà các kỹ sư và nhà thiết kế có thể tạo ra để người dùng thoải mái bày tỏ sự mong manh. Có mạng xã hội nào thời nay làm được điều đó tốt hơn không? Hình như chưa ai trong số chúng ta có lời giải, kể cả khi ta không hề thiếu thốn nguồn lực và khả năng cho việc này. Hoặc là ai đó đã có giải pháp, nhưng họ đã chọn phớt lờ nó vì nhiều lý do.
Chúng ta cần một nền tảng không đặt nặng câu chuyện doanh thu từ quảng cáo, để có thể thực sự tập trung tạo ra một không gian an toàn, kết nối mỗi cá thể cùng chí hướng. Từ đó chúng ta được thoải mái bày tỏ sự mong manh, và kích hoạt sự tương hỗ trên một quy mô lớn. Nếu sự tương hỗ này tạo ra được hiệu quả tài chính, sẽ có ngân sách để nền tảng tiếp tục được duy trì.
Ước mơ chính đáng ấy liệu có khả thi?
Trong một thế giới ảo, bạn sẽ thấy đủ an toàn với những tương tác trực tuyến? Gắn kết online trong một nhóm hay một cộng đồng không phải là câu chuyện đơn giản. Nhiều người đang giữ vai trò là những Nhà điều phối (Facilitator) như một công việc full-time chỉ để cố giữ cho tập thể một không gian an toàn nhất. Nhưng không phải lúc nào nó cũng trơn tru. Thực tình là chẳng có một bí quyết thần kỳ nào cả. Một số người cho rằng việc trực tuyến sẽ dễ dàng hơn, bởi vì nền tảng có thể định ra một số quy tắc khi tương tác. Nhưng tôi tin rằng “phần người” mới chính là yếu tố tiên quyết với sự thành bại trong câu chuyện điều phối. Từ đây, tôi đã nảy ra 3 sáng kiến:
1. Tập trung vào một nền tảng nơi huấn luyện các Điều phối viên (Facilitator) trên toàn cầu.
2. Khéo léo thiết kế một nền tảng sao cho có thể thúc đẩy sự tương hỗ.
3. Quên đi yếu tố kỹ thuật của nền tảng và chấp nhận sự thật rằng con người mới là yếu tố tiên quyết.