89% người dùng Việt đã sử dụng các công cụ số cho ít nhất một hoạt động tài chính trong năm 2022, theo báo cáo của Mastercard. Bên cạnh các nhu cầu thiết yếu như thanh toán online, quản lý dòng tiền hay chuyển khoản, các bạn trẻ còn dùng các ứng dụng Fintech để chơi game, vay mượn, đòi nợ,… Hỏi các bạn trẻ văn phòng xem họ ấn tượng với app Fintech nào nhé!
Momo – Ví điện tử có trò chơi trực tuyến hấp dẫn nhất Việt Nam
“Tết nào mình cũng chơi Lắc Xì trên Momo để giết thời gian và thử vận may.”
_ Bạn N.T – Designer
Chơi game trên ví điện tử?
Nghe có vẻ hơi khó hiểu. Nhưng chính nó đã giúp Momo lôi kéo được 12 triệu người chơi trong mùa Tết 2022. Tại Việt Nam, MoMo chiếm lĩnh 68% thị phần với hơn 31 triệu người dùng, 50.000 đối tác và 140.000 điểm thanh toán. Ngoài nhu cầu giải trí và thanh toán online, người dùng Momo còn có thể phát tâm làm việc công đức, đầu tư kiếm chác, học cách làm giàu,… Mới nghe đã thấy ham.
Tham vọng trở thành một “siêu ứng dụng” all-in-one đã thúc đẩy Momo chăm ra mắt các tính năng mới hơn bất kì một ứng dụng Fintech nào khác tại Việt Nam. Nhiều người dùng Momo cho rằng: Vấn đề lớn nhất của ứng dụng này lại chính là cái mác “Superapp”. 90% review tiêu cực về Momo trên Google Play xuất phát từ những lý do như: “bugs and crashes”, “nonsense features”, “nobody-care pop-ups”,…
Quan điểm: Momo không sai, đội ngũ dev mới sai.
Theo dự báo của Gartner, đến năm 2027, hơn 50% dân số toàn cầu sẽ là những người dùng tích cực của các siêu ứng dụng. Momo không phải là siêu ứng dụng duy nhất tại Việt Nam, còn có Grab, Gojek, Zalo nữa mà. Các Superapps hướng đến thỏa mãn nhu cầu khách hàng từ A-Z, tìm cách độc tôn thị trường và nắm trọn dữ liệu 360॰ của người dùng. Dù gì, việc Momo cho ra các dịch vụ mới liên tục khi chưa hoàn thiện cũng chẳng khiến con app này thất thoát là bao. Chỉ cần một hoặc một vài chiến dịch có sức công phá mạnh như Lắc Xì, Momo chắc chắn vẫn sẽ nắm giữ vị trí tiên phong trên đường đua Fintech. Tuy nhiên, niềm tin của người dùng một đi là khó trở lại, đội ngũ dev của Momo chắc hẳn sẽ cần chú ý hơn trong việc tối ưu hiệu năng với những tính năng cơ bản nhất mà một Ví điện tử phải có.
Splitwise – Ứng dụng đòi nợ cho những người hướng nội
“Vừa không sợ mích lòng, vừa không lòng vòng với tính năng
“nhắc nhẹ” những người chưa trả nợ cho mình.”
_ Bạn T.T – Planner
“Tệ nạn” lúc mượn hết mình lúc quỵt hết hồn:
– Cứ 6 người tham gia khảo sát thì có 1 người nói rằng: Tiền đã hủy hoại một trong những mối quan hệ của họ. “Vay mà không trả” là lý do hàng đầu (41%).
– 27% khác nói rằng: Chưa đến mức bị hủy hoại, nhưng tiền đã gây ra căng thẳng trong các mối quan hệ của họ.
– Đến 46% những người từng đưa tiền cho người thân đang cảm thấy hối hận.
Kết quả trên được thu thập từ phản hồi của hơn 2000 công dân Hoa Kỳ (LendingTree, 2021), nhưng chắc hẳn đã tạo được sự đồng cảm sâu sắc với các công dân toàn cầu.
Công nghệ đã làm dịu nỗi đau khi vay mượn:
Cũng theo khảo sát LendingTree, gần 60% người dùng thuộc thế hệ Y và Gen Z cho biết các ứng dụng tài chính đã giúp các mối quan hệ của họ trở nên dễ dàng hơn – bằng cách giảm bớt sự khó xử có thể xảy ra khi “tự mình đòi nợ”.
Cụ thể hơn, 61% người dùng cho biết bạn bè hoặc gia đình của họ đã trả lại tiền ngay sau khi ứng dụng “nhắc khéo”, mặc dù 39% còn lại vẫn còn “thả quả bơ”.
Quan điểm: Splitwise – Dùng free vẫn ngon
Không phải là ứng dụng quản lý chi tiêu nhóm duy nhất trên thị trường, nhưng Splitwise đã làm rất tốt trong việc mang đến nhiều tính năng miễn phí nhất trong một giao diện dễ sử dụng nhất. Từng khoản chi nhỏ đều được sao kê cụ thể, có thể thêm bạn bè vào cùng nhau ghi lại các mục thu chi theo thời gian thực. Nhược điểm duy nhất của Splitwise là cần cập nhật bạn bè vào danh bạ trước khi thêm tài khoản của họ vào ứng dụng.
Money Lover – Khi lương 15 triệu vẫn không đủ sống
“Dù mới ra trường và thu nhập tương đối so với các bạn trẻ,
cuối tháng mình vẫn phải ăn mỳ tôm.”
_Bạn M.H – HR
“Hồi trước thì dùng để săn sale online, còn bây giờ
mình còn dùng để thanh toán trên AppStore”
_ Bạn D.K – IT
Sao ShopeePay hay làm mưa làm gió?
Một nửa người dùng ShopeePay tại Việt Nam được hỏi cho biết ứng dụng đã và đang giúp họ thanh toán nhanh hơn. Trong khi đó, 62% nói rằng họ thích các chương trình Promotion của ví điện tử này vì nó đúng với nhu cầu của họ (Decision Lab, 2022). Nhưng điều thật sự làm nên sự khác biệt của ShopeePay so với các đối thủ khác là nó được tích hợp chung những ứng dụng mà họ thường xuyên sử dụng.
Hợp lý thôi. Ai rồi mà chẳng săn Sale 10.10, 11.11, 12.12,… trên sàn S. Nếu Shopee đứng thứ hai về mảng thương mại điện tử tại Việt Nam thì chẳng ai dám xưng danh đứng nhất. Cứ 5 em Gen Z thì sẽ có 3 em chọn Shopee để mua sắm online đầu tiên. Chưa kể là khi xưa cậu thiếu gia nhà Táo chỉ chịu chơi với mỗi em Momo thì nay lại rủ thêm em ShopeePay nhà mình nhập hội.
Quan điểm: Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi rủ rê
Dù lượng chuyển đổi O2O (Offline to Online) tăng như được mùa sau Covid, kinh doanh offline chắc chắn vẫn sẽ phát triển trong một thời gian nữa. 59% người tiêu dùng cho biết khả năng cảm nhận, chạm và dùng thử sản phẩm là mấu chốt để họ vẫn mua sắm tại cửa hàng truyền thống. Dù đang đi nhanh trong mảng e-commerce, nhưng nếu muốn đi xa, ShopeePay chắc chắn phải “rủ rê” thêm đồng minh, nhất là khi mảng thương mại truyền thống vẫn chiếm đến 92% tỷ trọng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam. (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, 2022)
Theo dõi Officience để xem thêm nhiều nội dung thú vị về thị trường Công nghệ tại Việt Nam.
🔵 LinkedIn: www.linkedin.vn/company/Officience
🔴 Fanpage: https://www.facebook.com/Officience