According to the report Digital 2020 in Vietnam by We Are Social, remarkable numbers have been fully recorded to show the rising utility of digital platforms, smartphones and digital communication tools. 

Theo Báo cáo Digital 2020 của We Are Social, Việt Nam đã có những con số ấn tượng để cho thấy các phương tiện kỹ thuật số, điện thoại di động và các phương tiện truyền thông đang được sử dụng rất phổ biến ngày nay.

  • 68,17 million people use the Internet (approximately 70% of population)
  • 68,17 triệu người sử dụng Internet (chiếm 70% dân số)
  • 65 million people use social media (approximately 67% of population)
  • 65 triệu người dùng mạng xã hội (chiếm tỷ lệ 67% dân số) 
  • 145,8 million mobile subscriptions (approximately 150% of population)
  • 145,8 triệu thuê bao di động (chiếm tỷ lệ 150% so với tổng dân số cả nước)

Moreover, thanks to these key statistics, Vietnam can proudly assert themselves as a dreamland for businesses to invest and develop; especially for the mobile commerce (M-Commerce) industry with three popular services: shopping online, communication, and payment.

Những dấu mốc này cũng giúp Việt Nam có thể khẳng định mình là một mảnh đất tiềm năng để các doanh nghiệp đầu tư và phát triển; đặc biệt trong lĩnh vực thương mại di động (M-Commerce) với 3 dịch vụ then chốt: dịch vụ mua sắm trực tuyến, dịch vụ nhắn tin và dịch vụ thanh toán trực tuyến.

So what is M-commerce? /Vậy M-Commerce là gì?

M-Commerce (Mobile Commerce) is another platform for both businesses and individuals to supply goods, services that meet the demands of customers by the use of wireless handheld gadgets like cell phones and tablets to conduct commercial transactions online.

M-Commerce (Thương mại di động) là một hình thức kinh doanh trực tuyến khác cho phép các doanh nghiệp, cá nhân có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ đến người tiêu dùng thông qua các thiết bị điện tử không dây như điện thoại và máy tính bảng.

The difference between M-commerce and E-commerce/ Sự khác biệt giữa M-commerce (thương mại di động) và E-commerce (thương mại điện tử):

In general, e-commerce and m-commerce have the same goal of creating a place for people to sell and purchase goods and services through the Internet. However, these models still have some unique differentiation between them.

Nhìn chung, thương mại điện tử và thương mại di động đều hướng đến một mục đích chung là tạo ra một nơi để mọi người có thể mua, bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng Internet. Tuy nhiên, giữa hai mô hình vẫn có những điểm khác biệt rõ ràng. 

Beside these differences in devices, operating systems, platforms, and payment methods, M-Commerce is more preferable due to its mobility convenience. Available on wireless handheld devices is an advantage that helps people easily complete their transactions within a few taps on screen regardless where they are. However, for E-commerce, most activities rely on desktop and laptops, so this is one of the limitations of the models that affect users’ transactions. 

Bên cạnh những khác biệt về thiết bị hỗ trợ, hệ điều hành, nền tảng và hình thức thanh toán, M-Commerce được người dùng yêu thích hơn nhờ vào tính tiện dụng của mô hình này. M-Commerce có thể sử dụng được trên các thiết bị không dây nên người dùng dễ dàng thực hiện các giao dịch dù ở bất kì đâu. Trong khi đối với E-commerce, sự linh hoạt này lại bị hạn chế bởi trọng lượng máy tính nặng và kích thước lớn. 

The security capabilities of M-commerce are more extensive than E-commerce thanks to the combination of regular Website’s security measures and mobile’s biometric authentication. Hence, the personal contact of users is confidential, especially payment information such as credit card numbers, bank account, etc. Moreover, M-commerce also allows their apps to have location tracking by using GPS, Wifi from the devices. It can locate users and provide location-specific content and personalized recommendations that meet their demands. 

Tính bảo mật ở M-Commerce cũng được đánh giá cao hơn so với E-commerce khi vừa dựa vào bảo mật Web kết hợp với tính năng bảo mật của di động nên thông tin người dùng được bảo vệ, đặc biệt là những nội dung về thanh toán như số thẻ, số tài khoản, v.v. Ngoài ra, M-Commerce có thể định vị vị trí người dùng nhờ vào sự hỗ trợ từ GPS, Wifi  của thiết bị. Qua đó, các ứng dụng thuộc mô hình thương mại di động dễ dàng cá nhân hóa nội dung để đưa ra những gợi ý phù hợp với nhu cầu và vị trí người dùng. 

3 highlighted services applying M-Commerce/ 3 dịch vụ nổi bật áp dụng mô hình M-Commerce:

  • Online Shopping: According to the latest report in 6/2020, 76% of Vietnamese agree that they are changing their habits from offline shopping to online. Therefore, Shopee, Tiki and Lazada are three popular applications that most Vietnamese use recently. 
  • Dịch vụ mua sắm trực tuyến: Theo báo cáo mới nhất trong tháng 6/2020, có đến 76% dân số Việt Nam cho biết họ đã bắt đầu mua hàng trực tuyến nhiều hơn so với trước đây. Theo đó, Shopee, Tiki và Lazada là ba ứng dụng mua sắm trực tuyến được nhiều người sử dụng nhất tại Việt Nam.
  • Messaging: Three leading messaging apps in Vietnam are Zalo, Facebook Messenger and Viber. However, Zalo with more than 50 million users has significantly developed that not only supports communication purpose but also works as a social media platform sharing information. 
  • Dịch vụ nhắn tin: Ba ứng dụng nhắn tin phổ biến hàng đầu của Việt Nam là Zalo, Facebook Messenger và Viber. Trong đó, Zalo với hơn 50 triệu người dùng đã phát triển mạnh mẽ và không chỉ cung cấp dịch vụ giao tiếp cơ bản mà còn có thể chia sẻ thông tin (File, hình ảnh HD) tới người dùng khác, sử dụng trang nhật ký cá nhân như một trang mạng xã hội.
  • Payment: There are more than 20 digital wallets active in Vietnam, but reported in 3/2019, most used apps for digital payment are Momo, Moca and ZaloPay. 
  • Dịch vụ thanh toán trực tuyến: Tuy có hơn 20 dịch vụ ví điện tử đang hoạt động nhưng tính đến tháng 3/2019 3 ứng dụng thanh toán phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam là Momo, Moca và ZaloPay

Overall, in this 4.0 technology era, M-commerce and E-commerce are supportive assistants for people thanks to its advantages and convenience. However, M-commerce seems to be more preferable because this model applies to smartphones – an indispensable item nowadays. With this information, Officience wants to sketch out a big picture of these two models for readers. Hence, you can take advantage of it and improve your works, business with efficient developing plans.

Nhìn chung, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay M-commerce và E-commerce đều là những trợ lý đắc lực cho người dùng bởi những lợi ích và sự tiện dụng của chúng. Tuy nhiên, M-commerce có phần chiếm được ưu thế hơn vì mô hình này được ứng dụng trực tiếp trên điện thoại thông minh – một trong những thiết bị không thể thiếu của mọi người ngày nay. Officience mong rằng, với những thông tin này, mọi người sẽ có được một cái nhìn tổng quan về hai loại thương mại di động và thương mại. Từ đó có thể vận dụng vào công việc, doanh nghiệp của mình mà có những kế hoạch phát triển phù hợp. 

Share with: